Tạp chí Marketing và Đời sống Camera số 02: Thương hiệu và những “Bài toán văn hóa” đặt ra cho truyền thông, Marketing

0
535

Một thương hiệu quốc tế sẽ làm gì khi đặt chân tới thị trường địa phương? Hay trong chính thị trường địa phương, một thương hiệu sẽ làm gì khi lối sống của người dân đã thay đổi sau 20 năm? Liệu thương hiệu sẽ thay đổi để thích nghi với văn hóa hay “tự tạo ra văn hóa mới” trong suy nghĩ và thói quen tiêu dùng của khách hàng? Câu trả lời sẽ được hé lộ trong Camera Issue 02: Bài toán văn hóa. 

Bộ phim Emily in Paris – khắc họa cuộc sống của cô nàng người Mỹ Emily tại Paris – kể từ khi ra mắt đã thu về vô số phản ứng trái chiều, đặc biệt là từ bộ phận người xem tại Pháp. Một mặt, họ phàn nàn rằng bộ phim đã phóng đại quá mức các thói hư tật xấu của người Pháp, biến họ trở thành những kẻ vô duyên, thô kệch. Mặt khác, họ cũng kêu ca chuyện nhà sản xuất đã khắc họa một Paris quá đẹp, khác xa thực tế.

Văn hóa là một phạm trù khó hiểu. Cách người ta cảm nhận về văn hóa cũng rối rắm không kém. Emily in Paris không chỉ kể câu chuyện về một cô nàng được “buff sức mạnh” quá đà, mà còn là cả bài toán đau đáu đối với bất kỳ ai làm công việc xây dựng thương hiệu – Bài toán văn hóa.

Tạp chí Marketing và Đời sống Camera số 02 – với chủ đề Bài toán văn hoá – sẽ theo chân bạn đọc đi tìm lời giải cho bài toán văn hoá mà các thương hiệu phải giải. 

THAY ĐỔI ĐỂ THÍCH NGHI?

Văn hóa là một khái niệm vĩ mô, trừu tượng, tưởng chỉ được bàn luận trên chiếc bàn tròn của nhà triết gia. Mặt khác, văn hóa luôn ẩn mình, lặng lẽ nở rộ trong mọi khoảnh khắc ta sống, trong cách ta cầm đũa, mời cơm… Văn hóa manh nha xuất hiện từ lúc ta cân nhắc một món đồ cho đến khi quyết định rút hầu bao. 

Cú ngã ngựa của Dolce & Gabbana tại Trung Quốc, khởi đầu từ hình ảnh người mẫu nữ thưởng thức pizza bằng đũa, là minh chứng đanh thép cho hậu quả khó lường nếu thương hiệu từ chối lắng nghe văn hóa địa phương.

Tuy nhiên, câu chuyện thương hiệu điều chỉnh chiến lược và thông điệp để phù hợp với văn hóa của thị trường mục tiêu không chỉ xảy ra khi global brand gia nhập local market, mà còn trong chính thị trường hiện tại, khi văn hóa thay đổi theo thời gian. 

Theme 01 mang tên Thay đổi để thích nghi của Camera Issue 02: Bài toán văn hóa sẽ cùng bạn đi dạo quanh toàn cảnh cái nhìn về lời giải đầu tiên của thương hiệu cho bài toán đặt ra bởi văn hóa. 

Chúng ta sẽ cùng khám phá bằng cách:

➤ Tìm hiểu cách văn hóa đã định hình hành vi và insight, trực tiếp ảnh hưởng quyết định mua hàng của người tiêu dùng

➤ [Infographics] Một vài yếu tố bất di bất dịch trong văn hóa mà thương hiệu phải cân nhắc

➤ Case study về BAEMIN và Freshness Burger khi gia nhập thị trường mới

➤ Chia sẻ từ Đồ chơi chữ: Văn hóa chơi chữ hiện hành và ảnh hưởng của nó lên cách thương hiệu truyền thông, quảng cáo

HOẶC LÀ, TỰ TẠO RA VĂN HÓA?

Hai nhân viên của hai hãng giày cạnh tranh nhau cùng được gửi đến một hòn đảo để khảo sát thị trường nhằm đánh giá khả năng mở rộng kinh doanh tại đây. Một người quay về và bảo với sếp rằng: “Không ổn rồi. Ở đó người dân toàn đi chân đất, không đi giày, không bán được đâu.” Người thứ hai, ngược lại, vô cùng vui vẻ quay về “bẩm báo” với ông chủ: “Thật tuyệt. Ở đó chẳng có ai đi giày, chúng ta phải tới đó kinh doanh ngay thôi.”

Khó có thể kết luận người nhân viên nào đúng. Tuy nhiên, nếu công ty thứ hai thành công, khá chắc cuộc sống của người dân tại hòn đảo kia sẽ không giống trước đây, bời vì giờ đây họ đi dép. Như vậy, công ty thứ hai đã “tạo ra” văn hóa mới trên thị trường nọ. 

Theme 02 của Camera Issue 02: Bài toán văn hóa với tên gọi Hoặc là, tự tạo ra “văn hóa” phân tích khía cạnh còn lại trong mối quan hệ giữa thương hiệu và văn hóa, khi thương hiệu trở thành một phần của văn hóa. 

Các bài viết tiêu biểu của theme 2 như:

➤ Cách thức hoạt động của marketing, suy nghĩ, hành vi và nhu cầu của con người bị ảnh hưởng bởi các hoạt đồng này như thế nào?

➤ Những hình ảnh và con số ấn tượng về tầm ảnh hưởng của Coca Cola và McDonald’s 

[Camera x S Communications] BÀI TOÁN VĂN HÓA TRONG CUỘC SỐNG?

*Khai thác chủ đề Bài toán văn hóa, nội dung đời sống được phát triển độc lập với nội dung Marketing

Văn hóa luôn ẩn mình, lặng lẽ nở rộ trong mọi khoảnh khắc ta sống, trong cách ta cầm đũa, mời cơm… Văn hóa là những cái ta làm, những điều ta nói và cả những điều ta không dám nói ra mà chỉ giữ trong lòng. 

Nhưng mà – khi ta lớn lên – ta sẽ hành xử khác đi và suy nghĩ cũng khác theo.

Vậy thì, văn hóa thay đổi theo ta khi lớn lên hay chính ta đã thay đổi để chạy theo văn hóa?

Theo dấu chân người trẻ hiện đại – những người ngồi trước máy tính và nhìn ngắm cả thế giới – Camera thuật lại những suy nghĩ, hoài bão và hoang mang của họ để đi tìm lời giải cho câu hỏi:

“Người trẻ – một thế hệ khác biệt và là tương lai của thế giới – sẽ tự tạo ra văn hóa của riêng họ hay oằn mình thay đổi để thích nghi với việc phải trưởng thành?”

Các chia sẻ từ S Communications và Camera về văn hóa cúng, đồng dao và chuyện muôn thuở Bắc – Nam sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn thông điệp của chúng mình.

Giải bài toán văn hóa cùng Camera ngay tại: https://camera.camnest.vn/issue-02-bai-toan-van-hoa

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here