Spotify thu mua Gimlet, tương lai của podcast sẽ đi đâu về đâu?

0
707
Gần đây, dịch vụ âm nhạc kỹ thuật số Spotify được đồn là sẽ mua lại Gimlet – một mạng podcast tường thuật. Với tầm ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực music streaming, động thái này của Spotify được cho là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường podcast nói chung và cộng đồng những người tạo ra podcast nói chung.

Trong vài năm qua, Spotify – khởi đầu là một dịch vụ truyền phát nhạc (music streaming) – đã bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực podcast bằng cách tổng hợp các nội dung âm thanh chọn lọc, có sẵn ở những nơi khác trực tuyến trên nền tảng của nó.

Năm 2017, công ty bắt đầu sản xuất các podcast riêng của mình độc quyền trên Spotify và đã ngay lập tức có được thỏa thuận với các nghệ sĩ giải trí hàng đầu như Amy Schumer và Joe Budden để tạo ra những nội dung nguyên bản, độc đáo – original.

Xét đến mong muốn mở rộng ra ngoài hoạt động music streaming và tiến sâu hơn vào lĩnh vực podcast của Spotify, việc mua lại một tổ chức như Gimlet khá là dễ hiểu.

Gimlet được biết đến với việc sản xuất và phân phối nội dung tường thuật audio gốc (original) giống như nhiều podcast độc quyền được phát triển cho Spotify, và cũng đã có vài bước chuyển ngạch vào sản xuất truyền hình – rất có khả năng kết hợp với những nỗ lực của Spotify để thêm nội dung video vào một số bài hát phát trực tuyến.

Nhưng khi ngành công nghệ dường như đang chứng kiến sự trỗi dậy của ngành giải trí âm thanh (audio entertainment) – và ngày càng nhiều công ty công nghệ đang nghiêng về phía sản xuất “nội dung original” – việc mua lại này có ý nghĩa gì cho tương lai của podcasting, và những người sáng tạo (creator) đằng sau những nội dung đó?

Sự tiếp nối giữa âm thanh – công nghệ

Năm 2018, ngành công nghệ đã chứng kiến ​​một số động thái lớn trong việc tiếp quản dần dần (nhưng vẫn tiềm năng) của ngành giải trí âm thanh như âm nhạc và podcast.

Vào mùa xuân năm ngoái, Spotify bắt đầu lên sàn giao dịch chứng khoán. Đó cũng là năm mà công ty đạt được các thỏa thuận podcasting đã nói ở trên với Schumer và Budden.

Đầu năm 2019, tại sự kiện điện tử tiêu dùng CES thường niên, hạng mục “âm thanh cao cấp” đã triễn lãm rất nhiều sản phẩm cao cấp được trưng bày có âm thanh vượt trội và năng suất cao.

Và đối với streaming – một cuộc khảo sát do News & Trends của HubSpot thực hiện vào tháng 1 năm 2019 cho thấy 44% số người được hỏi chủ yếu sử dụng âm nhạc thông qua phiên bản trả tiền hoặc miễn phí / hỗ trợ quảng cáo của dịch vụ streaming, như Spotify.

Nói cách khác: m thanh và công nghệ và nhanh chóng giao nhau, và có rất ít dấu hiệu chậm lại trong sự kết hợp này .Đó cũng là điểm cho thấy sự phù hợp trong việc mua lại Gimlet của Spotify

“Spotify là một công ty công nghệ tập trung vào việc thu hút người dùng mới và tăng doanh thu mỗi người dùng tạo ra”- Sam Balter, giám đốc Marketing về mảng podcast của HubSpot và người dẫn chương trình Weird Work nói. “Thu nhận Gimlet là một lộ trình để có được người dùng mới thông qua các chương trình độc quyền của Spotify – bước đột phá vào lĩnh vực sản xuất các chương trình đặc biệt như podcast của Amy Schumer và podcast âm nhạc Dissect,.”

Balter cũng chỉ ra rằng người nghe podcast trên Spotify dành nhiều thời gian hơn cho nền tảng này nói chung nên có rất nhiều khả năng khiến những người dùng đó tiếp cận với dung lượng quảng cáo nhiều hơn hoặc cung cấp cho họ động lực để trở thành thành viên cao cấp.

Với triển vọng cũng sẽ thu hút được khán giả nghe podcast của Gimlet bằng việc mua lại chính công ty này, Spotify hy vọng sẽ tăng số lượng người dùng dành nhiều thời gian hơn cho họ cũng như dung lượng tiếp xúc quảng cáo và lượng người theo dõi tương tự.

Nhưng lợi ích đó đối với Spotify cũng là vấn đề đối với những người sáng tạo và tổng hợp nội dung podcast khác.

“Câu hỏi lớn tôi có là: Liệu nội dung của Gimlet có trở thành độc quyền của Spotify không? Nếu đây là chiến lược, nó có khả năng thu hút hàng triệu người nghe từ các nền tảng podcast khác và đưa chúng đến hệ sinh thái Spotify.” – Sam Balter, Giám đốc tiếp thị cao cấp của HubSpot của Podcasts & Host of Weird Work

Phát nội dung original

Kể từ khi Netflix – một nền tảng streaming cho phim và chương trình truyền hình – bắt đầu tạo nội dung original, dành riêng cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, một số công ty khác đã bắt đầu học tập.

Ví dụ như Amazon đã bắt đầu tạo phim original và phim truyền hình cho dịch vụ Prime Video của mình. Hulu cũng nối gót không lâu sau đó và hôm nay, những ông lớn trong làng công nghệ như YouTube và Facebook cũng đang quảng bá nội dung original được tạo riêng cho các chương trình Premium và Watch tương ứng của họ.

Nhưng nội dung podcast original lại thu hút ít sự chú ý hơn, với hầu hết nội dung được tạo bởi các đài phát thanh công cộng – chẳng hạn như “Serial” nổi tiếng của NPR – hoặc các nhà sản xuất độc lập mà có thể tìm thấy các chương trình của họ trên các trang tổng hợp như Stitcher và iTunes.

Đó là một hệ thống tạo ra một nền podcasting dân chủ hóa: một hệ thống cho phép bất cứ ai trở thành người sáng tạo, với một số người theo sau những người phát hiện ra nội dung thông qua các kênh phân phối hoặc truyền miệng nói trên.

Với sự trỗi dậy của các công ty công nghệ lớn hơn – nhiều trong số đó có quỹ tài chính ổn định, liệu mức giá 200 triệu đô la của Gimlet là hợp lý để Spotify mua lại? Hoặc lấy nội dung original từ các nền tảng khác, hoặc tự tạo ra nó, câu hỏi đặt ra vẫn là: “Chuyện gì sẽ xảy ra với những podcasters độc lập và nền dân chủ hóa trước đây của thể loại này?

“Spotify có vốn để làm những gì nó muốn. [Nhưng] điều tôi sợ nhất là tư nhân hóa podcasting, và thúc đẩy tăng khả năng kiếm tiền trong toàn ngành”, Matthew Brown, nhà sản xuất podcast của HubSpot. “Điều đó không có nghĩa là podcast cũng sẽ đi con đường như blog cá nhân. Nhưng trong thời gian tới, không ai quan tâm đến một podcast độc lập, giống như cách họ quan tâm rất ít về blog cá nhân.”

Tuy nhiên, không phải là không còn gì cho người tạo podcast độc lập. Tương tự như cách các nghệ sĩ âm nhạc sử dụng các cửa hàng như Spotify làm kênh khám phá, các nhà sản xuất nội dung âm thanh này cũng có thể – nếu họ tìm cách để tác phẩm của họ được liệt kê trên nền tảng của Spotify.

Mối quan hệ lợi-hại đó giữa các nghệ sĩ đối với các dịch vụ phát trực tuyến là một điều phổ biến khi thu thập dữ liệu cho cuộc khảo sát tiêu thụ âm nhạc nói trên.

Vào thời điểm đó, nhạc sĩ và nghệ sĩ Dessa Wander cho biết, “Các dịch vụ phát trực tuyến không thực sự trả cho người sáng tạo một khoản nào đáng kể. Và một số nghệ sĩ lo lắng về việc streaming có thể ảnh hưởng đến âm nhạc như thế nào: các album ít có khả năng được nghe trong một lần và theo trình tự – phần giới thiệu dài rất thách thức sự kiên nhẫn của người nghe.”

Tuy nhiên, với những phát hiện với podcast, người nghe dành nhiều thời gian hơn cho Spotify, tuy nhiên, số phận có thể khác với những người tạo podcast. Chẳng hạn, không giống như các album, podcast có xu hướng mang tính tình tiết, do đó cung cấp cho người nghe một động lực để “nghe ngóng”.

Và trong khi việc mua lại Gimlet của Spotify vẫn chưa được xác nhận, nhiều người trong thế giới podcasting vẫn lo ngại về cách nó có thể tác động đến cộng đồng người sáng tạo – bất chấp những lợi ích tiềm năng của nó.

“Việc mua lại Gimlet của Spotify rất có thể sẽ tiếp tục phân chia kinh tế giữa những người tạo podcast và đẩy ra tầng lớp trung lưu trong lĩnh vực podcasting,” Balter giải thích. “Nó sẽ ngày càng khó khăn hơn cho những người sáng tạo podcast mới để có thể thể hiện sự nổi bật khi các công ty công nghệ lớn đang kiểm soát cả nội dung – và phương tiện phân phối.”

Báo cáo thu nhập Q4 2018 của Spotify được lên kế hoạch vào Thứ Tư, ngày 6 tháng 2 trước khi mở thị trường NYSE – nơi xác nhận việc mua lại như thế có thể diễn ra.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here